Lâm nghiệp và môi trường (lamnghiepvn.info)
Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để vào diễn đàn dành cho các bạn yêu lâm nghiệp và môi trường.

Nếu không muốn hiển thị cửa sổ này nữa xin hãy click vào nút "do not dispaly again"

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái cùng lamnghiep.tk
Thân ái: forestry.tk

Join the forum, it's quick and easy

Lâm nghiệp và môi trường (lamnghiepvn.info)
Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để vào diễn đàn dành cho các bạn yêu lâm nghiệp và môi trường.

Nếu không muốn hiển thị cửa sổ này nữa xin hãy click vào nút "do not dispaly again"

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái cùng lamnghiep.tk
Thân ái: forestry.tk
Lâm nghiệp và môi trường (lamnghiepvn.info)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Danh mục thực vật vuờn quốc gia cát tiên
by be09 Thu Jan 19, 2017 12:18 am

» Cộng tác viên Địa Lý
by Freelancer Địa Lý Fri Apr 29, 2016 1:00 am

» TRƯỜNG LONDON SCHOOL OF COMMERCE (ANH QUỐC) – NGON, BỔ & RẺ
by thuhang.tmdt Tue May 26, 2015 4:23 pm

» Học bổng Chính phủ Trung Quốc toàn phần - Học bổng lý tưởng cho sinh viên Việt Nam
by thuhang.tmdt Tue May 26, 2015 4:21 pm

» ƯỚC MƠ DU HỌC NHẬT BẢN – CHƯA BAO GIỜ MƠ DỄ THÀNH THỰC HƠN THẾ
by thuhang.tmdt Tue May 26, 2015 4:20 pm

» Sức mạnh kì diệu của việc tự học tiếng Trung Quốc online qua các mạng xã hội
by ThanhmaiHSK Tue May 19, 2015 10:45 am

» Tìm trung tâm học tiếng trung?
by knockout Tue May 05, 2015 7:45 pm

» HSK3: Lựa chọn mới để vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT
by ThanhmaiHSK Sun May 03, 2015 8:55 am

» 5 sai lầm chết người khi học tiếng Trung
by ThanhmaiHSK Sat Apr 11, 2015 2:55 pm

» Học tên các nhân vật và địa danh nổi tiếng của Việt Nam và Trung Quốc
by ThanhmaiHSK Tue Apr 07, 2015 2:22 pm

» Học tiếng Trung theo chủ đề (2): ăn uống
by ThanhmaiHSK Mon Mar 30, 2015 11:05 am

» Tại sao mỗi chúng ta lại nên HỌC TIẾNG TRUNG ?
by ThanhmaiHSK Sat Mar 28, 2015 10:49 am

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 29 người, vào ngày Fri Feb 02, 2024 5:09 am
Statistics
Diễn Đàn hiện có 531 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: nguyentuyenttv

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 282 in 113 subjects

Phương án PCCCR cấp huyện

2 posters

Go down

Phương án PCCCR cấp huyện Empty Phương án PCCCR cấp huyện

Bài gửi by tiensonklpt Tue Dec 21, 2010 2:48 pm

Gửi lên đây xem có bạn nào cần dùng thì tham khảo nhé!
PHƯƠNG ÁN
PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG HUYỆN PHÙ NINH
GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

PHẦN I. CƠ SỞ THỰC TIỄN, SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
Phù Ninh là huyện miền núi trung du, nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Phú Thọ bao gồm 18 xã và 1 thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 16.724,05 ha. Là huyện có nhiều thuận lợi trong giao thương kinh tế với các huyện trong tỉnh và ngoài tỉnh. Có tuyến đường Quốc lộ 2 chạy qua, có Công ty giấy Bãi Bằng và nhiều nhà máy sản xuất giấy các loại thuận tiện cho việc tiêu thụ các nguồn nguyên liệu trong và ngoài huyện. Diện tích đất lâm nghiệp là 3.272,40 ha chiếm 19,6% diện tích toàn huyện, do đó rừng có vai trò quan trọng không những phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ môi trường, làm đẹp cảnh quan mà còn cung cấp các sản phẩm hàng hoá gỗ nguyên liệu... góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Trong những năm qua được sự chỉ đạo của Huyện uỷ và UBND huyện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng đã đạt những kết quả đáng khích lệ. Nhìn chung rừng được bảo vệ tốt, trên địa bàn huyện những năm gần đây không để xảy ra cháy rừng, những diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng được bảo vệ nghiêm. Kinh doanh rừng trồng ngày càng có hiệu quả cao. Song vẫn còn những vấn đề bất cập cần được giải quyết trong việc PCCCR, Bảo vệ rừng, phát triển rừng.
Năng xuất rừng trồng còn rất thấp (Đối với bạch đàn là 20,0 m3/ha, keo 50 m3/ha trong khi đó rừng của Công ty Giấy Bãi Bằng Bạch đàn là 40m3/ha keo là 80 m3/ha) nguyên nhân là cây giống không chuẩn, chưa áp dụng được khoa học tiến bộ trong sản xuất lâm nghiệp, chưa có kinh phí đầu tư thích đáng.
Một số diện tích rừng bạch đàn dễ cháy, chủ rừng chưa có phương án PCCCR, trang bị dụng cụ chữa cháy không có, do đó nguy cơ cháy rừng rất cao trong mùa khô hanh và trong quá trình xử lý thực bì để trồng rừng.
Trong phát triển vốn rừng nhiều chủ rừng khai thác xong để tái sinh chồi năm thứ 3 đối với cây bạch đàn vì không có kinh phí để trồng mới. Trồng rừng 661 còn nhiều vấn đề bất cập như tiền hỗ trợ quá thấp (1.395.000đ/ha) bên cạnh đó giá cây giống thì quá cao (1.020đ/1 cây bạch đàn mô; 560đ/1 cây keo hạt trong khi giá cây giống ngoài thị trường chỉ bằng ½ cho đến 1/3) nên thực tế sự hỗ trợ cho người dân còn lại rất thấp, chưa thu hút được nhiều hộ tham gia.
Trong công tác khai thác rừng vẫn còn một số chủ rừng không tuân thủ quyết định số 40 của Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn về khai thác rừng trồng và cây phân tán.
Từ những tồn tại trên cần thiết phải xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ và phát triển rừng huyện Phù Ninh giai đoạn 2010 – 2015.
II. CƠ SỞ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
II.1. CƠ SỞ PHÁP LÍ
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004
- Luật phòng cháy chữa cháy ngày 29-6-2001
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 do Chính phủ ban hành về việc thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Thủ tướng chính phủ về Quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng.4. Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 của Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng.
- Chỉ thị số 08/2006/CT- TTg của Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép.- Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Chính phủ về viêc ban hành quy chế quản lý rừng;
- Căn cứ Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp;
- Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015;
- Quyết định 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998;
- Thông tư số 70/2007-TT-BNN ngày 01/8/2007 Hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn.
- Chỉ thị số 3318/CT- BNN- KL ngày 06/11/2008 của Bộ NN&PTNT về việc tăng cường các biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và chống người thi hành công vụ.
- Công điện số 07/CĐ-BNN-KL ngày 23 tháng 02 năm 2009 về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Quy định xử lý thực bì bằng phương pháp đốt (trích Quyết định 2213/2006/QĐ-UBND ngày 04-8-2006 của UBND tỉnh Phú Thọ)
- Quyết định số 1019/QĐ-UB ngày 18/7/1997 của UBND tỉnh Phú Thọ ban hành bản quy định trách nhiệm PCCCR
- Quyết định số 1019/QĐ-UB ngày 08/8/1997 của UBND tỉnh Phú Thọ ban hành bản quy định cấp dự báo cháy rừng và quy trình phòng PCCCR.
- Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 04/12/2008 của Chủ tịch UBD tỉnh Phú Thọ về việc phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô hanh 2008-2009.
- Căn cứ các Thông tư liên bộ; Thông tư liên tịch của các Bộ Tài chính; Bộ Nông nghiệp và PTNT; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng hướng dẫn về lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ rừng và phát triển rừng
- Căn cứ Chiến lược phát triển lâm nghiệp của huyện và tỉnh
- Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan của Trung ương và điạ phương.
II.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC PCCCR
2.2.1. Điều kiện tự nhiên:
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Phù Ninh nằm ở phía Đông Bắc tỉnh phú thọ, với 18 xã và 1 thị trấn.
Toạ độ địa lý:
21024’27’’N 105018’36’’E
Gianh giới hành chính:
Phía bắc giáp huyện Đoan Hùng.
Phía nam giáp thành phố Việt Trì.
Phía đông có tuyến sông Lô bao bọc và là ranh giới với huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc.
Phía Tây giáp huyện Thanh Ba và huyện Tam Nông.
Phù Ninh là một huyện trung du có địa hình thấp việc đi lại, giao lưu kinh tế, văn hoá – xã hội giữa các xã có nhiều thuận lợi.
2.2.1.2. Địa hình, địa thế
Phù Ninh có địa hình ít phức tạp, có hệ thống sông lô bao bọc phía đông dài 36 km, có 4 trục ngòi tiêu chính phân bổ tương đối đồng đều dọc theo chiều dài của huyện (ngòi Đầu, ngòi Tiên Du, ngòi Mên và ngòi Chanh), có 120 hồ đập vừa và nhỏ. Địa hình dốc theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ dốc từ 25 – 300 chủ yếu là đồi núi thấp.
Có thể phân chia địa hình trong huyện Phù Ninh thành 3 kiểu như sau:
a) Vùng núi thấp:
Núi thấp được phân bố ở các xã như Tiên Phú, Phú Mỹ, Phù Ninh, Phú Nham, Phú Lộc, thị trấn Phong Châu của huyện Phù Ninh nằm ở độ cao từ 60 m đến 135 m, địa hình có xu thế thấp dần, thảm thực vật chủ yếu là rừng trồng.
b) Vùng đồi.
Địa hình vùng đồi ít phức tạp, tài nguyên rừng chủ yếu là rừng trồng, đất trồng cây công nghiệp (chè, sơn…) và rải rác còn lại một số diện tích rừng tự nhiên phục hồi là 25,9 ha (xã Tiên Phú). Độ cao trung bình từ 35 – 60 m, độ dốc trung bình từ 150 – 250. Đây là vùng có điều kiện thuận lợi để trồng rừng sản xuất.
c) Vùng đồng bằng, hồ đầm.
Địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng, đây là vùng đồng bằng ven sông tập trung ở xã Tiên Du, Vĩnh Phú của huyện Phù Ninh
Như vậy, Phù Ninh có điều kiện tương đối thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, đặc biệt vùng đồi có độ cao và độ dốc thấp thích hợp cho trồng rừng sản xuất. Tuy vậy công tác PCCCR trên địa bàn vẫn còn gặp nhiều khó khăn do:
- Diện tích đất lâm nghiệp thường ở xa các vùng dân cư, đường đi lại chủ yếu là đường mòn, đường đất nhỏ nên khó phát hiện đám cháy kịp thời, khi phát hiện ra đám cháy khó đưa các phương tiện cơ giới vào nơi xảy ra cháy, nên việc chữa cháy rừng chủ yếu bằng phương pháp thô sơ gây khó khăn không nhỏ cho việc chữa cháy rừng.


2.2.1.3. Khí hậu thuỷ văn.
a. Khí hậu
Theo số liêu quan trắc của trạm khí tượng Phú Hộ cho thấy, huyện Phù Ninh mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa đông khô lạnh kéo dài, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều.
b. Nhiệt độ:
- Mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tháng lạnh nhất là tháng 12. Nhiệt độ trung bình khoảng 190C, nhiệt độ xuống thấp nhất khoảng 4-50C. Lượng mưa trung bình tháng là 66,2 mm, số ngày mưa trung bình trong tháng là 7 – 8 ngày, số giờ nắng trung bình là 1,62 giờ/ngày, tổng tích ôn toàn mùa là 2.873,3 0C.
- Mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng10, tháng nóng nhất vào tháng 7, nhiệt độ trung bình 26,870C, nhiệt độ cao nhất 390C. Lượng mưa trung bình tháng là 197,7 mm, số ngày mưa trung bình là 12,3 ngày/tháng, số giờ nắng trung bình là 4,22 giờ/ngày, tổng tích ôn toàn mùa là 5.752,50C.
Lượng mưa trung bình năm: 142,90mm, độ ẩm trung bình 85%.
c. Chế độ gió:
+ Gió mùa đông bắc xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gió thổi mạnh thường gây mưa phùn.
+ Gió mùa đông nam thịnh hành từ tháng 4 dến tháng 9, gió thổi mạnh và mang theo nhiều hơi nước nên mưa nhiều.
Nhìn chung, khí hậu thời tiết thuận lợi với phát triển lâm nghiệp song do đặc điểm địa hình và chế độ mưa hàng năm, trên địa bàn huyện thỉnh thoảng xuất hiện lốc, gió xoáy thường kèm theo mưa đá ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
d. Thuỷ văn:
Trên địa bàn huyện có hệ thống sông ngòi thuộc lưu vực sông Hồng và sông Lô, cùng với hệ thống các kênh mương, ngòi nhỏ nằm đan xen tạo nên một mạng lưới cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm nên lưu lượng nước trên các sông, ngòi không ổn định, thường dư thừa nước về mùa mưa và thiếu nước về mùa khô. Theo kết quả tính toán lượng nước chảy qua sông Lô tại điểm huỵên Phù Ninh hàng năm là khá lớn. Trong các tháng mùa mưa, lưu lượng dòng chảy trung bình khoảng 1.647 m3/giây, trong các tháng mùa khô lưu lượng dòng chảy trung bình khoảng 520 m3/giây. Hệ thống hồ đập trên địa bàn của dự án bao gồm nhiều hồ đập có dung tích vừa và nhỏ rải rác trên các xã. Nhìn chung hệ thống hồ đập đã cung cấp và điều hoà một lượng nước đáng kể phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
Ngoài ra, do có sự can thiệp của con người, nạn chặt phá rừng bừa bãi ở đầu nguồn làm cho nước sông Lô, sông Hồng chảy thất thường, gây biến động nhiều đến dòng chảy. Hiện nay đáy sông có xu hướng ngày càng cao, hình thành nhiều cồn cát và bãi non, gây cản trở cho việc tiêu nước mùa mưa, giao thông và tưới nước cho mùa khô và sạt lở hàng năm ở hai bờ sông.
Vào mùa khô hanh lương mưa trung bình trên địa bàn huyện là rất thấp, làm cho vật liệu cháy trong rừng ở rất gần với trạng thái khô kiệt, kết hợp với gió mùa đông bắc nên cháy rừng rất dễ xảy ra khi có sự kết hợp với nguồn nhiệt bất kỳ. Hệ thống sông ngòi thì lại thường ở xa khu vực rừng núi nên việc chữa cháy cũng gặp nhiều khó khăn.
2.2.2. Tài nguyên rừng:
Tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện là 3.272,4 ha. Trong đó:
- Diện tích đất rừng đặc dụng là là rừng trồng: 24,04 ha
- Diện tích đất rừng sản xuất là rừng trồng: 3.171,46 ha
- Diện tích đất rừng phòng hộ là: 76,9 ha trong đó rừng tự nhiên là 25,1 ha.
Trên địa bàn huyện loài cây trồng chủ yếu là bạch đàn chiếm đến 90%, còn lại là keo và một số loài cây khác. Nói chung tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Phù Ninh không có nhiều, chủ yếu là rừng trồng, tổ thành các loài khá đơn giản.
* Đánh gía chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên rừng:
Địa bàn huyện có địa hình là đồi núi thấp, đất đai còn màu mỡ, khí hậu thuỷ văn khá thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp. Bên cạnh đó diện tích đất lâm nghiệp thường ở xa các khu dân cư, đường đi lại chủ yếu là đường mòn và đường đất nhỏ nên rất khó khăn cho công tác chữa cháy khi xảy ra cháy rừng, nên việc lập phương án PCCCR là rất cần thiết.
2.2.3. Dân sinh - kinh tế - xã hội
2.2.3.1. Dân số, dân tộc, lao động.
a. Dân số, dân tộc
Theo số liệu Niên giám thống kê đến tháng 12 năm 2009, dân số huyện
Phù Ninh là 92.744 người, trong đó nữ là 47.081 người chiếm 50,7 %, Dân số
trong huyện Phù Ninh toàn bộ là người kinh sinh sống.
b. Lao động
Theo kết quả điều tra đến tháng 1 năm 2007, tổng số lao động trên địa bàn huyện là 40.517 người chiếm 41% tổng dân số. trong đó chủ yếu là lao động nông lâm nghiệp
2.2.3.2. Kinh tế - xã hội
1. Thực trạng kinh tế chung
a) Tăng trưởng kinh tế
Mấy năm gần đây nền kinh tế của huyện đã có sự chuyển biến tích cực, xuất hiện những mô hình tốt tạo đà tiếp tục đổi mới và phát triển đồng loạt các ngành nghề trong huyện.
Theo số liệu báo cáo đánh giá thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2009; phương hướng, nhiệm vụ năm 2010 của UBND huyện Phù Ninh, tốc độ tăng trưởng 12% đạt 97,7% kế hoạch (giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng 7,4% ; giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 12,6% ; giá trị sản xuất các ngành dịch vụ thương mại tăng 15,8%).
b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong những năm qua huyện Phù Ninh đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực giảm dần tỷ trọng kinh tế nông lâm nghiệp, tăng nhanh kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế các ngành năm 2009 như sau:
Cơ cấu các ngành như sau:
+ Ngành nông lâm nghiệp - Thuỷ sản: 35,2% (kế hoạch 35%)
+ Ngành CN - TTCN - XD : 41,5% (kế hoạch 41,8%)
+ Ngành thương mại - dịch vụ: 23,3% (kế hoạch 23,2%)
2. Thực trạng hoạt động sản xuất lâm nghiệp
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của nhà nước, các hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực trong tất cả các lĩnh vực: Trồng rừng, quản lý bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, giao đất giao rừng, khai thác và chế biến lâm sản.... đã đem lại những hiệu quả kinh tế không nhỏ cho địa phương. Nhất là trong lĩnh vực trồng rừng, thông qua các Dự án như 327, 661 đã làm cho diện tích rừng trồng tăng lên đáng kể, không còn đất trống đồi núi trọc, góp phần thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của nhà nước trên địa bàn huyện, đưa độ che phủ của rừng đạt 19,6%. Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp vẫn còn bộc lộ những tồn tại và hạn chế, sản xuất vẫn còn theo lề lối cũ manh mún, thủ công, lạc hậu, công nghệ khai thác, chế biến lâm sản chưa áp dụng công nghệ cao vào sản xuất gây lãng phí nguyên liệu, chất lượng sản phẩm không cao.
* Công tác chế biến lâm sản:
Huyện Phù Ninh có nhiều thuận lợi cho ngành công nghiệp giấy, thuận lợi trong việc giao thương kinh tế giữa các vùng nhờ thuận lợi về giao thông (có tuyến đường Quốc lộ 2, đường sắt, đường sông).
Ngành chế biến lâm sản trên địa bàn những năm gần đây có những bước phát triển mạnh mẽ, nhưng chủ yếu về mặt số lượng còn chất lượng và công nghệ phát triển còn chậm. Trên địa bàn huyện Phù Ninh có hơn 40 cơ sở chế biến kinh doanh lâm sản chủ yếu là mộc gia dụng, kinh doanh nguyên liệu giấy, sơ chế các loại lâm sản, ngoài Công ty giấy Bãi Bằng, công ty cổ phần giấy Phong Châu đã có công nghệ chế biến thành sản phẩm tinh.
Nhìn chung công tác chế biến lâm sản tại địa phương đang có những bước tiến rõ rệt, lâm sản của địa phương chủ yếu được chế biến tại chỗ nâng cao được giá trị góp phần phát triển kinh tế địa phương, nâng cao đời sống nhân dân.
3. Thực trạng cơ sở hạ tầng.
3.1. Giao thông.
Phù Ninh có mạng lưới giao thông phát triển gồm cả đường sắt và đường bộ và đường thủy dày đặc. Đường bộ có tuyến quốc lộ 2 và 32 chạy qua với tổng chiều dài khoảng 70 km, bên cạnh đó hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ và các tuyến giao thông nông thôn được bố trí hợp lý, tạo điều kiện thuân lợi cho việc đi lại và lưu thông hàng hoá. Ngoài ra còn có 10,7 km đường sắt chạy từ ga Tiên Kiên về công ty Giấy Bãi Bằng phục vụ cho công tác vận chuyển nguyên vật liệu cho công ty giấy Bãi Bằng.
3.2. Điện, nước.
Địa bàn huyện có một số trạm biến áp trung gian 110 Kv và 220 Kv, các tuyến đường điện cao thế chạy như 220 Kv, 110 Kv và sắp tới có đuờng điện 500 Kv. Hệ thống đuờng trung, hạ thế được bố trí hợp lý đảm bảo việc cung cấp điện sinh hoạt, điện cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Hiện nay trên địa bàn số hộ sử dụng điện đạt 97 %.
Nước phục vụ sinh hoạt của nhân dân chủ yếu là giếng đào, nước máy.
3.3. Giáo dục.
Huyện Phù Ninh có hệ thống giáo dục tương đối tốt so với các vùng trung du miền núi khác, trên địa bàn có 5 trường THPT, trường cao đẳng nghề, trung học… Bên cạnh đó trường tiểu học, mầm non, trung học cơ sở, phần lớn đã hoàn thiện chuẩn hoá theo tiêu chuẩn quốc gia.
3.4. Y tế.
Trong những năm gần đây công tác y tế trên địa bàn của huyện Phù Ninh đã được nâng lên. Hiện trên địa bàn huyện Phù Ninh có bệnh viện phụ sản tỉnh (có phòng khám đa khoa), các xã 100% có trạm y tế. Công tác phòng chống các loại dịch bệnh được chú trọng. Hàng năm huyện thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia như tiêm chủng mở rộng, hiến máu nhân đạo … Công tác kế hoạch hoá gia đình ngày càng được quan tâm và đạt được những thành tựu khả quan.
3.5. Văn hoá - thông tin.
Hiện nay trên địa bàn huyện có đài phát thanh, 100% các xã đã được phủ sóng truyền hình. Hệ thống thông tin liên lạc được thông suốt. Các xã, thị trấn trong huyện Phù Ninh đã có điểm bưu điện văn hoá xã. Hàng năm vào những ngày lễ lớn của đất nước phòng văn hoá đã tổ chức thực hiện tốt hoạt động thông tin tuyên truyền.
Phong trào văn nghệ quần chúng không ngừng phát triển với nhiều loại hình phong phú, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá văn nghệ của các tầng lớp nhân dân.
4. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội.
Phù Ninh là một huyện trung du, có mật độ dân cư tương đối cao. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý đã làm thay đổi dần tính chất của nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá. Tuy nhiên thực trạng phát triển kinh tế - xã hội còn có những hạn chế nhất định đó là:
- Các ngành kinh tế chưa phát huy hết khả năng và thế mạnh của địa phương như các ngành CN-TTCN, thương mại dịch vụ và giao thông vận tải.
- Cơ cấu đang chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm, ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao, hạ tầng cơ sở còn thiếu, đời sống nhân dân đặc biệt là một số xã xa trung tâm còn gặp nhiều khó khăn, tiềm năng đất đai và lao động chưa được khai thác triệt để.
- Đầu tư tài chính vào các ngành kinh tế còn nhiều hạn chế, nhất là các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản.
Trong những năm tới việc phát triển kinh tế - xã hội sẽ gây áp lực không nhỏ đến quá trình sử dụng đất. Vì vậy cần có sự đầu tư quy hoạch, sắp xếp và phân bổ quỹ đất hợp lý trên địa bàn huyện, nhằm khai thác triệt để quỹ đất đai sao cho có hiệu quả cao, một cách khoa học, nhằm đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cả hiện tại và tương lai, đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái.
Kinh tế, văn hoá của địa phương có nhiều tiến bộ so với mặt bằng trung của tỉnh, người dân đã hình thành được ý thức tốt trong công tác PCCCR, BV&PTR, trồng rừng với mục đích phát triển kinh tế gia đình nên diện tích rừng trên địa bàn được người dân bảo vệ tốt.

























PHẦN II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PCCCR,
BV&PTR GIAI ĐOẠN 2004 – 2009

I. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ RỪNG
Sự hiểu biết pháp luật về rừng của người dân và các chủ rừng còn nhiều hạn chế. Vì vậy công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về rừng cho cộng đồng dân cư và các chủ rừng là vô cùng quan trọng. Nhận rõ được vai trò của công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về rừng, Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và PCCCR huyện đã phối kết hợp chặt chẽ với hạt Kiểm lâm Phù Ninh thông qua các cán bộ Kiểm lâm địa bàn phụ trách xã xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho từng khu hành chính theo từng năm. Nội dung tuyên truyền là những văn bản quy phạm pháp luật gắn với quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng và chủ rừng, hưởng lợi và xử lý vi phạm trong lĩnh vực QLBVR. Từ đó mọi người hiểu biết hơn và nâng cao ý thức bảo vệ và phát triển rừng làm giàu cho quê hương.
Hàng năm có tổ chức tuyên truyền cho các khu hành chính với nhiều hình thức khác nhau. Trong 5 năm đã tuyên truyền 50 lớp trong khu hành chính, với tổng số 2.700 người tham gia. Hạt Kiểm lâm xã đã phối kết hợp với hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân của huyện, tỉnh cùng UBND các xã có rừng tổ chức được 16 hội nghị tuyên truyền công tác bảo vệ và phát triển rừng có 295 hội viên tham gia, tổ chức 1 cuộc thi tìm hiểu pháp luật về rừng có 9.430 bài dự thi.
Cán bộ kiểm lâm địa bàn hàng năm đều tuyên truyền cho các em học sinh trường trung học cơ sở ở một số địa bàn có khả năng cháy rừng cao như Trạm Thản, Phù Ninh, Tiên Phú… với 23.137 thầy cô giáo và học sinh tham gia.
Ngoài ra tuyên truyền 38 lớp trong lực lượng dân quân tự vệ với 1.768 người tham gia.
Hệ thống loa truyền thanh của các xã đã đăng tải, thông tin được 181 bài. Thường xuyên tuyên truyền vào những ngày dịp giỗ tổ Hùng Vương, mùa hanh khô cuối năm.
Thông qua công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về rừng đã nâng cao về nhận thức trách nhiệm của cộng đồng và các chủ rừng. Từ đó rừng được bảo vệ tốt hơn.


II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP
Trong 5 năm qua toàn huyện đã làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, cán bộ kiểm lâm địa bàn và cán bộ lâm nghiệp xã hoạt động có hiệu quả. Kết quả cụ thể như sau:
Đã xây dựng được bản đồ tỷ lệ 1/10.000 về hiện trạng và quy hoạch toàn xã.
Đã có sổ theo dõi diến biến tài nguyên rừng hàng năm.
Hàng năm đã xây dựng quy ước bảo vệ rừng ở các khu hành chính theo thông tư 56 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Năm 2008 các khu hành chính đã xây dựng quy ước bảo vệ rừng theo thông tư 70 thay thế cho thông tư 56. Có 2.391 chủ hộ đã ký cam kết bảo vệ rừng với trưởng khu hành chính. 62 Trưởng khu hành chính đã ký cam kết thực hiện quy ước bảo vệ rừng ở khu hành chính của mình với chủ tịch UBND xã không để mất rừng, rừng trồng ngày càng phát triển.
* Tồn tại trong công tác quản lý BVR:
Rừng ở trên địa bàn huyện Phù Ninh phát triển và phân bổ không đều.
- Về khách quan: Do đặc thù đất đai ở địa phương, địa hình, địa thế không bằng phẳng, đồi gò nhiều, diện tích đất lâm nghiệp phân bố không đều nên việc quy hoạch các vùng rừng gặp nhiều khó khăn.
- Về chủ quan: Việc quản lý quy hoạch chưa chặt chẽ đồng bộ việc bố trí cơ cấu cây trồng còn nhiều bất hợp lý, chưa có nguồn vốn đầu tư thoả đáng cho sản xuất lâm nghiệp, cũng như công tác QLBV và phát triển vốn rừng.
Chế độ cho công tác bảo vệ rừng thấp, thực bì là tế, guộc dày hàng năm không được dọn vệ sinh rừng nên nguy cơ sảy ra cháy rừng rất cao, luôn tiềm ẩn.
III. CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG
Đã xây dựng và kiện toàn ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong BVR-PCCCR của Huyện gồm phó chủ tịch UBND huyện trưởng ban, thành viên ban là các ban, nghành có liên quan, trưởng các cơ quan có liên quan. Có 64 tổ đội chữa cháy gồm 527 người tham gia. Trang bị cho công tác PCCCR còn thô sơ, đơn giản như dao phát, giày, đèn pin.
Trong quá trình trồng rừng đã chấp hành nghiêm túc QĐ/2213 của UBND tỉnh Phú thọ về xử lý thực bì bằng phương pháp đốt. Hầu hết các hộ khi xử lý thực bì đã làm đơn gửi UBND xã và kiểm lâm địa bàn thẩm định an toàn mới cho đốt không để xảy ra cháy rừng.
IV. CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN RỪNG
Trong 5 năm qua, thực hiện phương án quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng giai đoạn 2004-2009, huyện Phù Ninh đã trồng rừng mới được: 725 ha rừng sản xuất, hàng năm tổ chức khoán BVR được 25,1 ha rừng tự nhiên phòng hộ.
V. TÌNH HÌNH CHẾ BIẾN, SẢN XUẤT KINH DOANH LÂM NGHIỆP, NUÔI SINH SẢN SINH TRƯỞNG, TRỒNG CẤY NHÂN TẠO ĐỘNG, THỰC VẬT HOANG DÃ
Trên địa bàn có công ty cổ phần giống cây lâm nghiệp vùng Bắc Bộ và Viện nghiên cứu cây lâm nghiệp là đơn vị chuyên nghiên cứu và sản xuất cây lâm nghiệp để cung cấp cho trồng rừng trong và ngoài tỉnh.
Việc kinh doanh chế biến lâm sản có Tổng công ty giấy Việt Nam, Công ty cổ phần giấy Bãi Bằng, công ty Văn phòng phẩm Bãi Bằng là có quy mô lớn, còn lại chủ yếu là các xưởng gia công chế biến, băm dăm mảnh và đóng đồ mộc dân dụng.
Trên địa bàn có 36 cơ sở gây nuôi động vật hoang dã với các loài chủ yếu là: rắn (16 hộ, 1710 con), nhím (13 hộ, 70 con), lợn rừng (05 hộ, 36 con), nhím + lợn rừng 02 hộ, nhím + cầy hương 01 hộ.
















PHẦN III. PHƯƠNG ÁN, KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
I. MỤC TIÊU CỦA PHƯƠNG ÁN
I.1. MỤC TIÊU CHUNG
Nâng cao khả năng kiểm soát cháy rừng và hiệu lực của công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo vệ rừng, giảm thiểu số vụ cháy, vi phạm Luật bảo vệ &PTR và thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Giữ nguyên diện tích rừng hiện có, hàng năm nâng cao chất lượng rừng bằng việc trồng, chăm sóc và bảo vệ đảm bảo đủ lần, đủ lượt theo đúng quy trình kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành.
I.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ
- Nâng cao năng lực của Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách về PCCCR cấp huyện;
- Nâng cao nhận thức, kiến thức về PCCCR trên địa bàn;
- Xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR;
- Xây dựng công trình PCCCR; đầu tư trang thiết bị, công cụ phục vụ cho các hoạt động PCCCR, BV&PTR
- Thực hiện các hoạt động dự báo cháy rừng, phát hiện điểm cháy, chữa cháy rừng thuộc vùng trọng điểm cháy trên địa bàn.
II. NHỮNG VIỆC CẦN LÀM VỀ QUẢN LÝ RỪNG
+ Xác định diện tích rừng phòng hộ, sản xuất, rừng đặc dụng, đất qui hoạch cho các loại rừng trên, phân định ranh giới đất trồng rừng trên bản đồ và thực địa đến từng thôn, bản của xã.
+ Xác định diện tích đất có rừng tự nhiên, rừng trồng trên bản đồ thực địa để chỉ ra các khu rừng cần tập trung bảo vệ.
+ Lập sổ theo dõi các đối tượng được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất của các loại rừng.
+ Lập bản đồ hoặc sơ đồ để phục vụ cho quản lý, bảo vệ rừng.
+ Sơ đồ các điểm chế biến kinh doanh Lâm nghiệp trên địa bàn.
+ Theo dõi diễn biến rừng trên địa bàn huyện hàng năm.
III. NHỮNG VIỆC CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ RỪNG
+ Tuyên truyền các văn bản Pháp luật, chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước từ TW đến địa phương hoặc của thôn bản về quản lý, BVR:
- Ở huyện : phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ tổ chức 02 cuộc thi về pháp luật về rừng, phối hợp với đài phát thanh huyện tuyên truyền trong mùa khô hanh và dịp lễ hội Đền Hùng.
- Ở xã: 10 cuộc với 500 lượt người tham gia.
- Ở khu dân cư : 60 lớp với 2.400 lượt người tham gia.
- Tuyên truyền trong các trường học 15 lớp với 15.000 thầy cô giáo và học sinh tham gia.
- Tài liệu tuyên truyền gồm tờ rơi, tờ gấp, tranh ảnh cổ động do Kiểm lâm địa bàn phối hợp với cán bộ hợp đồng thông tư 12 cung cấp từ Hạt Kiểm lâm Phù Ninh.
- Báo cáo viên là đồng chí Kiểm lâm địa bàn phụ trách xã, lãnh đạo UBND xã.
+ Đào tạo phổ cập các kiến thức về bảo vệ rừng như: PCCCR; Phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm Pháp luật về rừng: Phát hiện - báo tin - phối hợp vây bắt - lập biên bản - xử lý vi phạm (theo qui ước BVR, theo chức năng, nhiệm vụ, theo Pháp luật).
+ Các khu rừng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng vào mùa khô gồm diện tích 24,04 ha rừng đặc dụng; 25,1 ha rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, rừng trồng sản xuất, phân công người trực cháy. Số người tham gia tổ đội bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng gồm 600 người.
+ Tổ chức hướng dẫn thực hiện lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp cộng đồng để quản lý rừng bền vững. Tranh thủ các dự án của tổ chức nước ngoài, tổ chức phi chính phủ để thu hút vốn đầu tư cho bảo vệ rừng.
+ Thực hiện đóng cọc mốc, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động bảo vệ rừng: Chuẩn bị khoảng 100 biển, bảng để đóng ở những bìa rừng vị trí gần đường, có nhiều người qua lại nhằm tuyên truyền bảo vệ rừng.
+ Kế hoạch kiểm tra, tuần tra bảo vệ rừng: Khu vực những diện tích rừng trồng đã khép tán. Phân công tổ đội tuần tra theo khu hành chính, tăng cường trong các tháng khô hanh.
+ Tài liệu về bảo vệ rừng: Triển khai các văn bản, nghị quyết Nhà nước về bảo vệ rừng để người dân biết và chấp hành.
+ Xây dựng quy ước bảo vệ rừng: Tiến hành ký cam kết bảo vệ rừng giữa hộ với Trưởng khu và trưởng khu với Chủ tịch UBND xã.
+ Xin kinh phí để xây dựng áp phích, Panô, biểu tượng tuyên truyền về bảo vệ rừng.
+ Quản lý khai thác rừng: Hướng dẫn thủ tục khai thác rừng trồng tập trung, cây trồng phân tán của các chủ rừng trên địa bàn xã.
- Lập sổ quản lý khai thác rừng của các hộ dân để thuận tiện trong việc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và quản lý.
IV. NHỮNG VIỆC CẦN LÀM ĐỂ PHÁT TRIỂN RỪNG
-Trồng rừng: Hàng năm lập kế hoạch trồng mới rừng sản xuất, loài cây trồng và chất lượng cây giống. Hướng dẫn các hộ nhận trồng rừng thực hiện các khâu từ việc xử lý thực bì, cuốc hố, bón phân, trồng và chăm sóc theo đúng quy trình hướng dẫn trồng rừng.
Tranh thủ các nguồn vốn của nhà nước, vốn đầu tư của các tổ chức phi chính phủ và nguồn vốn ưu đãi cho trồng rừng. Diện tích quy hoạch trồng rừng mỗi năm khoảng 100 đến 150 ha.
- Lập sổ theo dõi trồng rừng: Kiểm lâm địa bàn theo dõi công tác trồng rừng tổng hợp diễn biến rừng.
V. NHIỆM VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN BẢO VỆ RỪNG
V.1. BCH CÁC VẤN ĐỀ CẤP BÁCH TRONG BVR&PCCCR HUYỆN.
+ Trưởng ban:
- Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chủ tịch UBND huyện.
- Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin cấp dự báo cháy rừng thông báo cho các thành viên trong BCH, phân công trách nhiệm cho từng thành viên.
- Tổ chức họp giao ban thường kỳ trong BCH.
- Chỉ đạo các cơ quan có liên quan đặc biệt là hạt Kiểm lâm liên tục tuần tra, kiểm soát kịp thời phát hiện đám cháy trong mùa hanh khô.
- Có mặt kịp thời ở các điểm cháy rừng để tổ chức chỉ huy việc chữa cháy.
- Ban hành các văn bản liên quan đến công tác PCCCR trên địa bàn huyện.
+ Phó Ban(Hạt trưởng hạt Kiểm lâm):
- Tham mưu cho trưởng ban về các biện pháp và ban hành các văn bản liên quan đến PCCCR.
- Chỉ đạo các cán bộ Kiểm lâm địa bàn nắm vững địa bàn, tích cực tuần tra ở các vùng dễ cháy trong mùa khô hanh.
- Chỉ đạo cán bộ Kiểm lâm địa bàn phối hợp với UBND xã xây dựng cam kết trên địa bàn phụ trách.
- Xử lý các vụ vi phạm trong lĩnh vực BVR&PCCCR theo quyền hạn.
+ Trưởng Công an Huyện:
- Chỉ đạo cán bộ, chiến sỹ phối hợp cùng hạt Kiểm lâm tuần tra, kiểm soát phát hiện và xử lý các vụ vi phạm trong lĩnh vực BVR&PCCCR.
- Tham gia chữa cháy khi có yêu cầu.
+ Chỉ huy trưởng BCHQS huyện:
- Huy động lực lượng tham gia chữa cháy rừng khi có yêu cầu.
+ Trưởng phòng NN&PTNT:
- Phối hợp với hạt Kiểm lâm trong công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về rừng.
- Phối hợp với hạt Kiểm lâm lập kế hoạch cho công tác phát triển rừng.
+ Trưởng phòng TN&MT:
Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các địa phương kiểm tra, xử lý nghiêm theo thẩm quyền các hành vi lấn, chiếm, sang nhượng đất lâm nghiệp (không có rừng) trái phép theo quy định của Luật Đất đai; phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan và Ủy ban nhân dân các xã khi thẩm định, tham mưu phê duyệt các dự án khai thác khoáng sản trên đất quy hoạch lâm nghiệp.
+ Trưởng phòng Tài chính & kế hoạch:
Tham mưu triển khai kịp thời các chính sách mới do Trung ương ban hành có liên quan đến lực lượng bảo vệ rừng; chú ý trang bị công cụ hỗ trợ, cơ sở nhà trạm để đảm bảo an toàn cho lực lượng bảo vệ rừng. phối hợp với hạt Kiểm lâm huyện rà soát bổ sung kinh phí cho lực lượng chức năng huyện và các địa phương để quản lý, bảo vệ các khu rừng có khả năng cháy cao và vùng giáp ranh với các huyện.
Thực hiện chi trả các chế độ chính sách cho những người tham gia PCCCR.
V.2 BAN LÂM NGHIỆP CÁC XÃ, THỊ TRẤN
Tham mưu cho UBND xã thực hiện các văn bản, chính sách liên quan đến công tác PCCCR trên địa bàn.
Tham mưu cho Chủ tịch UBND xã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo công tác BVR&PCCCR, thành lập các tổ đội PCCCR.
Phối hợp với Kiểm lâm địa bàn tham mưu cho UBND xã xây dựng phương án PCCCR trên địa bàn.
V.3. CÁC LỰC LƯỢNG KHÁC
- Bệnh viện Phụ sản tỉnh Phú Thọ: Sẵn sàng thuốc men, kịp thời cứu chữa người bị thương khi tham gia PCCCR.
- Các trạm y tế trên địa bàn xã: Sẵn sàng thuốc men, kịp thời sơ cứu những người bị thương khi tham gia PCCCR trên địa bàn.
- Đài phát thanh huyện: Phối hợp với hạt Kiểm lâm lấy tin, viết bài tuyên truyền phát hàng tháng, trọng điểm vào trước và trong mùa khô hanh.
- Các tổ chức đoàn thể ở địa bàn xã: Huy động lực lượng tham gia chữa cháy rừng khi có yêu cầu phối hợp.
VI. BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY RỪNG
VI.1. KIỆN TOÀN LỰC LƯỢNG PCCCR, BVR VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG HUYỆN
Củng cố Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong BVR&PCCCR
- Tăng cường năng lực chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy rừng; theo dõi, chỉ đạo, điều hành công tác PCCCR,
- Xây dựng quy chế hoạt động, phối hợp, phân công, phân nhiệm cụ thể cho các thành viên Ban chỉ huy PCCCR.
Tổ chức lực lượng PCCCR và BVR cấp xã
- Xây dựng Tổ xung kích PCCCR, lực lượng này được đào tạo, huấn luyện và trang bị thiết bị và công cụ cần thiết;
- Xây dựng quy chế hoạt động của Tổ xung kích PCCCR trên địa bàn các xã có rừng và phân chia thành các nhóm phụ trách các khu vực trọng điểm cháy trên địa bàn;
Tổ chức lực lượng PCCCR thôn
- Xây dựng Tổ bảo vệ rừng - PCCCR, lực lượng này được huấn luyện nghiệp vụ và trang bị thiết bị và công cụ cần thiết;
- Xây dựng quy chế hoạt động của Tổ trên địa bàn các khu vực rừng trọng điểm cháy;
- Xây dựng phương án tác chiến chữa cháy rừng của thôn.
VI.2. BIỆN PHÁP LÂM SINH
Xây dựng đường băng trắng cản lửa ở khu vực rừng tập trung nhiều với chiều dài khoảng 2 km, chiều rộng 15 m. Do địa bàn huyện Phù Ninh có diện tích rừng ít, không tập trung, nằm dải rác nên việc xây dựng đường băng trắng là không cần thiết.
VI.3. XÂY DỰNG HỒ CHỨA NƯỚC
Quy hoạch và sử dụng các thung, khe, đầm, hồ có sẵn để dự trữ nước cho việc chữa cháy rừng, phải làm đường đi đến và vị trí đặt máy bơm các công trình này.
VI.4. VỆ SINH RỪNG
Mục đích của vệ sinh rừng ngoài tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho cây rừng sinh trưởng tốt còn làm giảm vật liệu cháy trong mùa khô.
Cần kết hợp chặt nuôi dưỡng, tỉa cành với thu dọn vật liệu rơi rụng, thu dọn cành nhánh, chặt bỏ các cây cong queo, sâu bệnh, cành khô, lá rụng.
Cho người dân ở gần khu rừng vào cắt tế, lấy lá khô rụng để sử dụng làm chất đốt đồng thời hạn chế cháy rừng có thể sảy ra, nhất là với những diện tích rừng đặc dụng như hiện nay.
Đây là biện pháp quan trọng nhất và tiết kiệm chi phí nhất.
VI.5. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÒI CANH GÁC LỬA RỪNG, CÁC BẢNG BIỂN
a- Chòi canh:
- Chòi chính: đặt ở vị trí trung tâm vùng dễ cháy có tầm nhìn xa 10-15km, làm bằng nguyên liệu bền chắc, vật liệu sẵn có ở địa phương.
- Chòi phụ: Số lượng nhiều hơn chòi chính và được phân phối đều trên diện tích rừng địa phương.
Trên các chòi canh phải bố trí hồ sơ, bản đồ vùng quan sát và các thiết bị khác như hệ thống thông tin liên lạc, kẻng báo động, ống nhòm…..và quy định việc thông tin khi cháy rừng xảy ra.
b- Các bảng biển:
+ Quy mô: Dự kiến xây 1 áp phích tại khu vực rừng đặc dụng, 1 áp phích tại khu rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, 03 áp phích tại các khu vực có rừng đông dân cư.
VI.6. BIỆN PHÁP TẬP HUÁN VÀ TUYÊN TRUYỀN
- Thời gian tập huấn và tuyên truyền vào đầu mùa khô hanh hàng năm.
- Hình thức, nội dung tập huấn và tuyên truyền gồm các tài liệu tờ rơi, tranh cổ động.
- Đối tượng tập huấn và tuyên truyền là các tổ chức đoàn thể, những khu hành chính, dân quân tự vệ, học sinh …
- Người chịu trách nhiệm chính trong việc tập huấn và tuyên truyền là cán bộ Kiểm lâm bộ phận QLBVR&BTTN và Kiểm lâm địa bàn.
VI.7. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ TRỌNG ĐIỂM CHÁY RỪNG
- Bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng nhằm giúp cho công tác quản lý, điều hành việc PCCCR được kịp thời và thuận lợi, bản đồ được đặt tại trụ sở làm việc, chòi canh.
VI.8. DIỄN TẬP CHỮA CHÁY RỪNG (có phương án riêng )

VII. BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY
Chữa cháy rừng phải đảm bảo các yêu cầu:
- Dập tắt lửa phải khẩn trương, kịp thời và triệt để.
- Hạn chế đến mức thấp nhất sự thiệt hại về mọi mặt.
- Bảo đảm tuyệt đối cho người và phương tiện dụng cụ chữa cháy.
* Phương án chỉ huy (Có phương án riêng)
* Phương án huy động và phối hợp lực lượng.
* Kỹ thuật chữa cháy: Xây dựng các đường băng cản lửa để phòng chống cháy rừng và áp dụng biện pháp chữa cháy theo phương châm 4 tại chỗ khi có đám cháy xảy ra.
* An toàn trong chữa cháy: Phải tuyệt đối an toàn về người và tài sản khi chữa cháy rừng.
* Giả định tình huống cháy rừng, các biện pháp chữa cháy (Có phương án diễn tập riêng).
- Khắc phục hậu quả sau cháy rừng
+ Bồi dưỡng cho người chữa cháy rừng, lập danh sách những người tham gia chữa cháy, có chế độ theo quy định của nhà nước.
+ Điều tra, xác minh nguyên nhân cháy, truy tìm thủ phạm.
+ Đánh giá khả năng phục hồi rừng sau cháy, biện pháp khắc phục.








PHẦN IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN, CÔNG TÁC PHẢN LÝ ĐIỀU HÀNH, KIỂM TRA GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ
I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN:
Ban chỉ huy BVR&PCCCR huyện lập lịch trực chỉ huy PCCCR trong mùa khô đồng thời có kế hoạch kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động PCCCR, việc thực hiện các hạng mục công trình trong phương án PCCCR của các chủ rừng trên địa bàn về: Quy trình kỹ thuật, tiến độ thực hiện, kết quả thực hiện, công tác trực cháy, thông tin liên lạc, chế độ báo cáo tình hình cháy rừng hàng ngày hàng tuần, việc chuẩn bị lưc lượng phương tiện để sẵn sàng triển khai các phương án chữa cháy rừng khi có tình huống cháy rừng xảy ra. Báo cáo kết quả thực hiện các công trình phòng cháy và tình hình cháy rừng về ban chỉ huy BVR&PCCCR cấp tỉnh theo quy định.
II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH, KIỂM TRA GIÁM SÁT
Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong Ban chỉ huy BVR&PCCCR huyện theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác PCCCR từng khu vực. Hạt Kiểm lâm là cơ quan thường trực của Ban chỉ huy BVR&PCCCR tham mưu UBND huyện tổ chức chỉ đạo công tác PCCCR trên địa bàn; phân công trách nhiệm cho Kiểm lâm phụ trách từng địa bàn. Ban chỉ huy BVR&PCCCR huyện có kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện phương án PCCCR của các đơn vị chủ rừng, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, cùng thống nhất hoặc có đề xuất cấp trên giải quyết những vướng mắc, phát sinh.
III. CÔNG TÁC ĐIỀU TRA, XỬ LÝ VI PHẠM GÂY CHÁY RỪNG, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ SAU CÁC VỤ CHÁY
Trách nhiệm của Kiểm lâm phân công phụ trách địa bàn cần bám sát địa bàn phối hợp với lực lương trực cháy, lực lượng tại chỗ trong việc phát hiện sớm đám cháy cũng như thủ phạm, nguyên nhân cháy. Sau các vụ cháy cần tiến hành xác minh nguyên nhân, thủ phạm gây cháy, diện tích, mức độ thiệt hại, tình hình chữa cháy và giải pháp khắc phục hậu quả sau khi đám cháy được khống chế; phối kết hợp giữa lực lượng QLBVR của đơn vị chủ rừng, Công an, quân đội trong việc điều tra truy tìm thủ phạm gây cháy.
IV. ĐÁNH GIÁ
- Khả năng khả thi của phương án là khả thi.
- Hiệu quả mà các giải pháp áp dụng trong phương án PCCCR đem lại, so sánh với những mùa khô trước .
PHẦN V
DỰ TRÙ KINH PHÍ

1. Nguồn kinh phí: Do ngân sách và nhân dân đóng góp.
2. Nội dung kinh phí.
TT Hạng mục Nội dung cụ thể Kinh phí
(triệu đồng) Nguồn kinh phí
1 Tuyên truyền Ngân sách
Huyện 02 cuộc thi 40 Ngân sách
Xã 10 lớp 5 Ngân sách
Khu dân cư 60 lớp 18 Ngân sách
Panô, áp phích Xây 02 áp phích 20,0 Ngân sách
Trường học 15 Trường PTCS 1,0 Ngân sách
2 Công tác PCCCR Mua dao phát 500 con 2,5 Ngân sách + Quỹ BVR xã
Mua 240 đôi giày 4,0 Ngân sách + Quỹ BVR xã
Loa pin cầm tay 3 cái 0,6 Ngân sách
Đèn phin + Pin 75 cái 1,5 Ngân sách
3 Phát triển rừng Trồng rừng 4.800 Ngân sách + Vốn tự có chủ rừng
4 Xây dựng quy ước Cho 18 khu 6,0 Ngân sách
Ký cam kết 3,0 Ngân sách
5 Sơ tổng kết Sơ kết năm 2012 10,0 Ngân sách
Tổng kết năm 2015 15,0 Ngân sách
Cộng 4.926,6

3. Tổng kinh phí: 4.926.600 đồng
Bằng chữ: Bốn tỷ chín trăm hai muơi sáu triệu sáu trăm đồng.
4. Tiến độ thực hiện: Bắt đầu từ năm 2010 đến hết năm 2015
Tháng 12 năm 2012, tiến hành sơ kết đánh giá và bàn giải pháp để thực hiện phương án có hiệu quả.
Tháng 12 năm 2015, tiến hành tổng kết phương án phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ và phát triển rừng huyện giai đoạn 2010-2015.


PHẦN VI
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Phù Ninh là huyện trung du miền núi nhiều điều kiện về phát triển kinh tế đồi rừng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương đã và đang tâm huyết với nghề trồng rừng. Tuy nhiên việc sản xuất lâm nghiệp trong nhiều xã còn mang nặng tính tự phát tự túc, hiệu quả kinh tế thu nhập từ nghề rừng chưa cao. Để phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương trong phát triển kinh tế lâm nghiệp, góp phần vào mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn làm cơ sở để cho việc phát triển kinh tế nông lâm kết hợp cần phải có phương án phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ rừng và phát triển rừng.
Phương án được xây dựng và triển khai trong bối cảnh toàn cầu đang quan tâm đến vấn đề môi trường, sự sống còn của nhân loại và sự phát triển của nghề rừng. Nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, có thu nhập và làm giàu từ nghề rừng. Đồng thời nâng cao độ che phủ của rừng.
2. Kiến nghị:
Để phương án phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ rừng và phát triển rừng huyện Phù Ninh giai đoạn 2010-2015 mang tính khả thi UBND huỵên Phù Ninh có những kiến nghị sau:
- Về chính sách:
+ Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và PCCCR cần có kinh phí để hoạt động.
+ Đối với ban chỉ đạo thực hiện phương án, ban lâm nghiệp xã được biên chế là công chức xã phường để có kinh phí hoạt động.
Cần có và thực thi các chính sách hưởng lợi của nhà nước về lâm nghiệp.
- Đề nghị hội đồng nhân dân huyện ra nghị quyết xây dựng quỹ bảo vệ rừng để có kinh phí hoạt động và mua sắm trang thiết bị cho công tác PCCCR. Khi rừng đến tuổi khai thác chủ rừng có trách nhiệm đóng góp cho quỹ phát triển rừng của xã, thôn.
- Đề nghị hỗ trợ ngân sách cho việc phát triển rừng để mua trang thiết bị phòng cháy chữa cháy rừng.
Trên đây là toàn bộ nội dung của phương án phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ rừng và phát triển rừng giai đoạn 2010-2015 của huyện Phù Ninh./.

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN
T.M UBND HUYỆN PHÙ NINH
CHỦ TỊCH





ĐÀO VĂN PHÙNG ĐƠN VỊ LẬP PHƯƠNG ÁN
HẠT KIỂM LÂM PHÙ NINH
HẠT TRƯỞNG





PHẠM THÀNH ĐÔ

tiensonklpt
tiensonklpt

Tổng số bài gửi : 1
Join date : 29/11/2010
Age : 38
Đến từ : Phú Thọ

Về Đầu Trang Go down

Phương án PCCCR cấp huyện Empty Re: Phương án PCCCR cấp huyện

Bài gửi by akp_1131 Wed Nov 16, 2011 11:11 pm

sao hok đính kềm cho tiện nhỉ

akp_1131

Tổng số bài gửi : 2
Join date : 24/08/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết